Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Sân cỏ nhân tạo TPHCM: Thú chơi thời thượng của dân phủi

Sân cỏ nhân tạo TPHCM - Những hình ảnh tưởng như chỉ có ở bóng đá chuyên nghiệp nay trở thành thú chơi hàng ngày của dân đá phủi nhờ sự xuất hiện ngày càng nhiều của các sân cỏ nhân tạo.



Sân cỏ nhân tạo TPHCM: Thú chơi thời thượng của dân phủi


Tại TPHCM, các sân cỏ nhân tạo TPHCM việc đá bóng trên sân cỏ nhân tạo có cách đây chừng năm năm. Ở Hà Nội, phải tới cuối năm 2007, khái niệm này mới xuất hiện cùng sự ra đời của sân Thủy Lợi.

Sân bóng đá nhân tạo có gì khác so với cỏ thường và sân đất? Ngoài sự cảm nhận về mặt phẳng, độ êm, khác biệt lớn nhất chính là kinh phí xây dựng.

Khác với các sân cỏ nhân tạo TPHCM thì ở miền bắc sân bóng Thủy Lợi – sân bóng nhân tạo đầu tiên ở miền Bắc hoàn thành giữa năm 2007. Chỉ tính riêng mặt sân, nhà đầu tư đã phải chi ra tới sáu tỷ đồng. Thế nhưng so với sân cỏ nhân tạo của Trung tâm Đào tạo Bóng đá Trẻ Việt Nam (Mỹ Đình), con số trên chưa thấm tháp gì bởi mặt sân ở đây đã tiêu tốn tròn 500.000 USD.



Cỏ nhân tạo và cao su đều phải nhập ngoại
Cỏ nhân tạo, cao su phải nhập khẩu, kỹ sư làm sân là người nước ngoài. Đó là những lý do khiến chi phí làm sân cỏ nhân tạo đắt đỏ. Ngoài giá thành, sân cỏ nhân tạo phải đáp ứng những tiêu chuẩn kỹ thuật cực kỳ ngặt nghèo.

Sân của Trung tâm Đào tạo Bóng đá Trẻ Việt Nam có tiêu chuẩn 2 sao (sân cỏ nhân tạo tốt nhất của FIFA), được xây dựng trong tám tháng. Là sân bóng nhưng việc xây dựng hệ thống cấp thoát nước còn được làm chặt chẽ hơn việc thi công các tuyến đường.

Theo đó, các chuyên gia đến từ Singapore, dưới sự giám sát chặt chẽ của FIFA đã mất hơn hai tháng chỉ để xây dựng đường ống thoát nước. Xong phần nền, mặt sân được đổ một lớp bê tông asphalt.

Lớp bê tông này phải đảm bảo thoát được 15 đến 20 phần trăm lượng nước, số còn lại được thoát qua mặt co nhan tao san bong da  Độ phẳng của mặt cỏ phải đảm bảo làm sao không để nước đọng lại quá năm phút.

Cỏ của các sân cỏ nhân tạo TPHCM và sân Mỹ Đình được nhập trực tiếp từ Pháp. Mỗi miếng có chiều rộng 8m, chiều dài gần 200m được cắt xén cho phù hợp rồi dán bằng keo vạn năng. Cỏ có độ dài 6cm, sau khi được dán, máy ken cát lần lượt ken cát và hạt cao su sao cho phần cỏ nhô lên mặt đất vừa đúng một cm.

Sau khi hoàn thành, để có giấy chứng nhận tiêu chuẩn hai sao của FIFA, sân phải trải qua một năm sử dụng, đảm bảo được 16 tiêu chuẩn về độ nẩy, độ đàn hồi, độ xoắn của cỏ, tốc độ bóng lăn, rất nghiêm ngặt mà FIFA đưa ra.



Đắt trong khâu xây dựng nhưng khi đưa vào sử dụng, sân cỏ nhân tạo lại không tốn nhân công bảo quản, tiết kiệm nước. Theo tính toán, mỗi năm một sân cỏ nhân tạo sẽ tiết kiệm được từ 90 đến 130 triệu lít nước so với sân cỏ tự nhiên.

Ngoài sân Thủy Lợi, sân Trung tâm Bóng đá Trẻ Mỹ Đình, Hà Nội sắp có thêm ít nhất là hai sân cỏ nhân tạo là Hoàng Cầu và Phòng không – Không quân.

Đẹp và sạch, lại có thể chơi dưới trời mưa, có giàn đèn chiếu sáng. Vì thế giá thuê sân cỏ nhân tạo thường đắt gấp 3-4 lần sân cỏ thường hoặc sân đất. Một giờ trên sân Thủy Lợi cho sân bảy người là 300 nghìn đồng, sân chín người là 500 nghìn, mức giành cho sân 11 người là 1,5 triệu đồng.

sân cỏ nhân tạo TPHCM: Giầy đá trên sân cỏ nhân tạo cũng là loại chuyên biệt
Sân của Trung tâm Đào tạo Bóng đá Trẻ đẹp hơn nhưng giá thuê cũng rất hợp lý. Theo đó, một trận đấu sân 11 người ở đây (90 phút) có giá 1,5 triệu đồng. Chơi bóng tại các san bong co nhan tao này, các đội không phải lo tiền nước bởi ban quản lý sân đã tính gộp chi phí vào tiền thuê sân.

Khác với các sân cỏ nhân tạo TPHCM thì khi đá tại sân Thủy Lợi hay Mỹ Đình, các cầu thủ cũng không phải nơm nớp lo mất đồ bởi sân thuê bảo vệ chuyên nghiệp. Ở mỗi phần sân đều có một băng ghế có mái che dành cho ban huấn luyện và các cầu thủ dự bị ngồi.

Nếu ở các sân đất như Long Biên, Phúc Xá, Thượng Đình, Đại học Y, các cầu thủ phủi có thể cởi trần, vô tư đuổi theo bóng trong màn sương bụi, thì ở Thủy Lợi hay Mỹ Đình, các cầu thủ phải đáp ứng những yêu cầu bắt buộc của ban quản lý san bong co nhan tao.

Để chơi bóng tại đây, ngoài kinh phí, bạn phải sắm bộ quần áo đẹp. Giầy đá trên sân nhân tạo cũng là một loại chuyên biệt. Phải là loại đế kếp và tốt nhất là có đinh cao su. Thông thường giá của một đôi loại này suýt soát 100 nghìn đồng.

Làm sân công phu, đến chơi cũng công phu không kém. Chả thế mà nếu có dịp đi qua các sân bóng đá nhân tạo  bất kể trời nắng hay mưa, đêm hay ngày, bạn cũng có thể dễ dàng nhìn thấy những cầu thủ phong trào diện quần áo đẹp, tất kéo qua gối, bên ngoài sân là ban huấn luyện. Hình ảnh các cầu thủ trên các sân bóng đá nhân tạo nói chung hay sân cỏ nhân tạo TPHCM nói riêng không khác gì các trận đấu ở V.League.

Nguồn: Thegioiconhantao.com.vn

Tin liên quan:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Best Hostgator Coupon Code